Có rất nhiều những câu hỏi, thắc mắc xoay quanh L/C là gì, ý nghĩa ra sao, bao gồm các loại L/C nào… Vì vậy trong phần chia sẻ được chia sẻ dưới đây của Nam Phát sẽ giúp bạn thêm hiểu loại thư tín dụng này.
Table of Contents [Hide]
1. L/C là gì?
Đầu tiên nói về L/C thì nó chính là thư tín dụng được ngân hàng phát hành theo yêu cầu người nhập khẩu. L/C cam kết cùng người bán với nội dung thanh toán một khoản tiền nhất định trong thời gian nhất định nếu như người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ và đúng theo quy định của L/C.
Diễn giải một cách chi tiết thì L/C sẽ là bức thư do ngân hàng đại diện của người nhập khẩu tức là bên mua lập ra theo yêu cầu từ người nhập khẩu tức là bên mua. Về việc cam kết trả một số tiền nhất định dành cho người xuất khẩu là bên bán ở một thời điểm cụ thể; nếu như người xuất khẩu tức là người bán xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản được nêu ở thư tín dụng.
Với bên bán cũng sẽ có một ngân hàng đại diện cho mình và đồng thời bên bán chuyển bộ chứng từ hợp lệ ấy cho ngân hàng đại diện của mình ở quốc gia xuất khẩu. Như vậy thì người mua, người bán cùng ngân hàng chính là các cá thể tham gia vào quá trình thanh toán bằng L/C.
Và L/C được viết tắt bởi từ Letter of Credit. Bên cạnh đó để nhấn mạnh thanh toán mà ngân hàng giữ một bộ chứng từ thì người ta còn gọi thêm một tên khác chính là Documentary Letter of Credit. Mục đích tên gọi này nhằm nhấn mạnh chứng từ cùng phương thức thanh toán.
2. Các loại L/C phổ biến hiện nay
Ngoài việc tìm hiểu L/C là gì thì việc tìm hiểu một số loại L/C - thư tín dụng hiện nay cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể nó bao gồm một số loại như sau:
- Loại thư tín dụng có thể hủy bỏ chính là Revocable L/C.
- Loại thư tín dụng không thể hủy ngang chính là Irrevocable L/C.
- Loại thư tín dụng có xác nhận chính là Confirmed L/C.
- Loại thư tín dụng chuyển nhượng chính là Transferable L/C.
- Loại thư tín dụng giáp lưng chính là Back to Back L/C.
- Loại thư tín dụng tuần hoàn chính là Revolving Letter of Credit.
- Loại thư tín dụng dự phòng chính là Standby Letter of Credit.
- Loại thư tín dụng đối ứng chính là Reciprocal L/C.
- Loại thư tín dụng có điều khoản đó chính là Red Clause L/C.
3. Nội dung chính của L/C là gì?
Một L/C chính xác sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
- Thứ nhất: Về số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C.
- Thứ hai: Về tên, địa chỉ của các bên liên quan như người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi cùng các ngân hàng tham gia.
- Thứ ba: Về số tiền và loại tiền.
- Thứ tư: Về thời hạn hiệu lực của L/C, thời hạn trả tiền cùng với thời gian giao hàng.
- Thứ năm: Về điều khoản giao hàng bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng cùng nơi giao hàng.
- Thứ sáu: Về nội dung hàng hóa như tên, trọng lượng, số lượng, bao bì…
- Thứ bảy: Đối với những người được hưởng lợi từ L/C cần xuất trình các giấy tờ liên quan như hối phiếu, vận đơn, hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ, chứng từ bảo hiểm…
- Thứ tám: Về cam kết ngân hàng mở thư tín dụng như thế nào.
- Thứ chín: Cuối cùng chính là các nội dung liên quan khác.
4. Ưu và nhược điểm của L/C là gì?
4.1. Đối với ưu điểm
L/C có những ưu điểm, lợi ích dành cho người xuất khẩu, người nhập khẩu cũng như ngân hàng đó chính là:
- Đối với người xuất khẩu:
Ngân hàng thực hiện thanh toán đúng theo quy định bên trong thư tín dụng bất kể việc người mua liệu có muốn trả tiền hay không.
Chậm trễ đối với việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay ở một ngày xác định nếu như là L/C trả chậm.
Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng trong việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
- Đối với người nhập khẩu:
Chỉ khi nào hàng hóa thực sự giao thì người nhập khẩu lúc đó mới cần phải trả tiền.
Người nhập khẩu có thể yên tâm hoàn toàn về việc người xuất khẩu cần làm tất cả theo những gì đã quy định trong L/C nhằm đảm bảo việc người xuất khẩu được thanh toán tiền (Nếu như không thì người xuất khẩu sẽ phải mất tiền).
- Đối với ngân hàng
Ngân hàng sẽ được thu phí dịch vụ bao gồm phí mở L/C, phí thanh toán nội bộ hoặc là phí chuyển tiền. Điều này đồng nghĩa rằng ngân hàng sẽ có tiền.
Sẽ mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế.
4.2. Nhược điểm của L/C là gì?
Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán bằng L/C chính là quy trình thanh toán tỉ mỉ và máy móc. Do vậy các bên tiến hành đòi hỏi cần có sự thận trọng trong khâu lập cũng như trong khâu kiểm tra chứng từ.
Đó là vì chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập, việc kiểm tra chứng từ thì nó cũng chính là nguyên nhân từ chối việc thanh toán. Đặc biệt đối với ngân hàng phát hành nếu như có sai sót của quá trình kiểm tra chứng từ thì khi đó gây ra hậu quả vô cùng to lớn.
Trên đây Nam Phát đã lý giải một cách chi tiết cùng bạn đọc về L/C là gì cũng như những ưu, nhược điểm của hình thức thanh toán này. Việc lựa chọn phương thức thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế nào nó cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng mà những người kinh doanh cần quan tâm.
Tìm hiểu thêm một số bài viết liên quan:
>> HS Code là gì? Cấu trúc và cách tra mã HS Code
Nhận xét
Đăng nhận xét