Nhãn hiệu thực phẩm là gì? Quy định ghi nhãn hiệu

Nhãn hiệu thực phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ hai của bao bì thực phẩm. Nếu nhãn hiệu không đúng quy cách có thể làm cho sản phẩm không có giá trị thương phẩm cùng chúng tôi tìm hiểu về nhãn hiệu là gì? Quy đinh ghi nhãn hiệu thực phẩm qua bài viết dưới đây 

1. Nhãn hiệu thực phẩm là gì? 

Nhãn hiệu thực phẩm là nơi trình bày các thông tin chi tiết về thực phẩm chứa đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu công ty sản xuất và hình ảnh màu sắc minh họa cho thực phẩm và sự trình bày các chi tiết phải đúng quy định, và thông tin theo pháp luật

2.Quy định ghi nhãn hiệu thực phẩm 

a. Tên gọi thực phẩm 

  • Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó. Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng.Có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo thuật ngữ miêu tả thích hợp về một đặc điểm hay tính chất của thực phẩm để không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

  • Chữ viết tên hàng hóa hay tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn 2mm

>>> Tìm hiểu thêm về các sản phẩm: Bao bì nhựa các loại như bao nilong, túi pp nắp băng keo, xốp bóp nổ, Pe foam

 b. Liệt kê thành phần cấu tạo 

  • Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được cấu tạo từ hai thành phần trở lên. Không nghi thực phẩm chỉ có một thành phần 

  • Phải sử dụng một tên gọi cụ thể đối với từng thành phần, không trừ tượng có thể gây nhầm lẫn 

  • Thành phần các chất phụ gia được sử dụng như Tên nhóm và tên chất phụ gia, Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn 

  • Các loại hương liệu, Chất tạo màu như hương liệu tự nhiên, hương liệu nhân tạo, màu nhân tạo hay tổng hợp 

  • Ghi nhãn nhiệu định lượng các thành phần. Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện diện của một hoặc nhiều thành phần đặc trưng có giá trị thì phải ghi tỉ lệ % thành phần đó theo khối lượng tổng lại thời điểm sản xuất 

  • Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng 

  • Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm 

c. Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước 

- Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy. Hàm lượng tịnh phải được ghi theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng, theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn, theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt 

d. Địa chỉ nơi sản xuất 

- Phải nghi cả tên và địa chỉ và số điện thoại của cơ sở sản xuất và cơ sở đóng gói nếu hai cơ sở đó khác nhau. 

e. Nước xuất xứ 

- Nước xuất xứ của thực phẩm phải được ghi trên nhãn như thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ sản xuất tại việt nam 

- Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất, tên và địa chỉ công ty nhập khẩu 

f. Mã lô sản phẩm 

- Trên kiện hàng phải ghi rõ mã lô để nhận biết về thời gian sản xuất lô hàng thực phẩm đó 

- Số đăng kí chất lượng 

g. Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản

Thời hạn sử dụng là ngày, tháng, năm mà quá mốc thời gian đó hàng hóa không được phép lưu thông và không được sử dụng. Thời gian sử dụng chính là thời hạn sử dụng sản phẩm tốt nhất. 

h. Hướng dẫn sử dụng 

- Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử dụng. Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để nghi các hướng dẫn thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng 

3. Yêu cầu trình bày nhãn hiệu thực phẩm 

Nhãn phải được in, dán, ghép… một cách chắc chắn để không bị bong rơi khỏi bao bì 

Nhãn phải ở vị trí dễ thấy, rõ ráng, không nhòe hoặc không bay màu, không tẩy xóa và dễ đọc đối với người tiêu dùng khi mua sắm hoặc sử dụng trong những điều kiện bình thường

Tên gọi và hàm lượng tịnh của thực phẩm phải ở nơi dễ thấy trên nhãn 

Đối với thực phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhãn phải được ghi bằng tiếng việt và có thể thêm bằng tiếng nước ngoài thông dụng nhưng kích thước phải nhỏ hơn

Đối với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phải được ghi bằng tiếng việt hoặc tiếng anh. Nhưng nhãn phu nội dung bắt buộc phải ghi bằng tiếng việt 

Tìm hiểu thêm bài viết: 

>> Các loại bao bì thường gặp ưu và nhược điểm

>> Bao bì thực phẩm là gì? Các loại bao bì thực phầm

>> Bao pp dệt. Ứng dụng của bao pp dệt 

Nhận xét